Giáo xứ Sài Quất
Văn hóa tôn giáo của người dân đã hình thành và phát triển từ thời xa xưa với địa chỉ thờ tự, làm lễ rất đơn giản. Đây cũng là nét văn hóa làm nên cuộc sống như ngày hôm nay, nhất là với những người đang hưởng hồng ân từ Thiên Chúa. Giáo xứ Sài Quất hiện nay đang là địa điểm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng Công giáo của hàng triệu giáo dân, cùng Du học ISA tìm hiểu chi tiết thông tin.
1. Giáo xứ Sài Quất là gì?
Với những người tôn thờ Công giáo thì không còn xa lạ gì với địa điểm linh thiêng giáo xứ Sài Quất. Hiện nay Việt Nam chúng ta đang sở hữu hai cái tên Sài Quất đại diện cho hai miền Nam, Bắc đều thu hút lượng giáo dân tham gia đông đảo.
Giáo xứ Sài Quất tại khu vực miền Bắc
Thuộc giáo phận khu vực miền Bắc, công trình hiện đang tọa lạc tại địa chỉ thôn Sài Quất, xã Thành Công thuộc huyện Khoái Châu của tỉnh Hưng Yên. Nơi đây chỉ cách Tòa giám mục chính của Thái Bình khoảng 75km về phía Tây Bắc.
Những ngày đầu thì hội đạo được lập nên bởi những đạo sĩ và giáo dân đi di cư từ vùng khác đến. Sau đó với sự tham gia ngày một đông đã chính thức xây dựng và được chứng nhận là thánh đường vào năm 1890. Nhà thờ với 672 giáo dân hiện đang tôn thờ Bổn mạng là Thánh Đaminh. Cha xứ Giêrônimô Nguyễn Ngọc Hinh đang trực tiếp đảm nhiệm chức vụ cai quản chính.
Giáo xứ Sài Quất khu vực miền Nam
Giáo xứ Sài Quất thuộc giáo phận miền Nam hiện đang có địa chỉ tại khu Sài Quất, ấp Ngũ Phúc nằm trong xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom của tỉnh Đồng Nai. Đây là thánh đường được một thầy dẫn theo giáo dân từ Sài Quất miền Bắc vào, nhằm truyền bá đạo rộng rãi đến nhiều khu vực hơn. Chính thức đi vào hoạt động năm 1954 trở thành điểm hẹn văn hóa nổi tiếng trong khu vực.
Theo thống kê đến thời điểm năm 2004 thì số giáo dân đang tu tập và sinh hoạt tại đây lên tới 1910 người, cao hơn nhiều so với khu vực miền Bắc. Cha xứ chính thức là GiuSe Nguyễn Thế Vinh và cũng hưởng phước lành từ Thánh Đaminh.
2. Quá trình tạo lập và phát triển của giáo xứ
Mỗi một tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam đều trải qua bề dày lịch sử với nhiều biến cố thăng trầm. Bất kỳ vị thánh nào cũng đều bắt nguồn từ câu chuyện tâm linh do người dân trong họ đạo truyền đạt theo năm tháng. Giáo xứ Sài Quất hai miền Nam Bắc phát triển được như ngày hôm nay là nhờ ơn lớn của những vị thầy, vị cha xứ đặt bút khai hoang.
Quá trình làm nên tên tuổi của giáo xứ Sài Quất miền Bắc
Theo những gì được giáo xứ truyền tai nhau từ đời này sang đời khác thì giáo xứ Sài Quất miền Bắc được hình thành từ thời vua Minh Mạng. Để thể hiện lòng tin yêu với đức chúa, một số tín hữu đã lập nên một xóm trại nhỏ ngay tại thôn Sài Quất hiện nay. Đến thời Thiệu Trị hay chính xác là năm 1842 thì trại nhỏ chính thức trở thành họ lẻ của xứ Ngọc Đồng.
Giáo dân trong họ đạo tôn thờ thánh Đaminh và mong muốn nhận được phước lành từ thánh. Vào năm 1882, cha Giêrônimô Huy cùng với nhân dân trong xóm đạo xây dựng lên thánh đường nhỏ với tên gọi là đền Antôn. Đến năm 1890, Đức cha Thuận đã nâng đền nhỏ lên thành giáo xứ và bổ nhiệm Đaminh Diệu về cai quản.
Ngày 3/4/1990, cha Giuse Nguyễn Văn Ban về trông coi và cho tu sửa lại toàn bộ khu vực nhà thờ chính và nhà xứ. Công trình được tôn tạo, đúc chuông, sơn thếp vàng bàn thờ, đổ bê tông sân nhà thờ khang trang vào năm 1999. Đến ngày 17/6/2006, cha Giêrônimô Nguyễn Ngọc Hinh chính thức được bổ nhiệm coi sóc giáo xứ cho đến thời điểm hiện tại.
Sự phát triển vượt trội của giáo xứ Sài Quất miền Nam
Vào năm 1954, cha Giuse Nguyễn Đức Mậu và Đaminh Đinh Văn Lượng đưa theo 700 giáo dân từ Bắc vào Nam. Thời điểm đó vừa thực hiện chính sách mở rộng khai hoang bờ cõi vừa đưa truyền đạo đến nhiều vùng đất mới. Đây cũng là những người đầu tiên đặt chân và dựng xây lên giáo xứ miền Nam như ngày hôm nay.
Thời điểm đầu mới vào thì hai cha cùng với giáo dân lập lên ngôi nhà cầu nguyện bằng lá cây rừng. Năm 1956 cha Giuse Phạm Đức Sự cùng với cha Sebastian Nguyễn Duy Nhật tôn tạo lại với 5 gian nhà. Phải đến năm 1960-1962 thì giáo xứ mới được xây dựng với quy mô 360m2 với tường bằng gạch và xi măng kiên cố.
Từ đó giáo xứ Sài Quất hoạt động và phát triển với ngày một nhiều giáo dân trong địa phương tham gia. Đến ngày 29/9/1994, Giuse Nguyễn Đức Lục được bổ nhiệm làm chánh xứ và tôn tạo nhà thờ trở nên độc đáo và khang trang hơn. Tính đến thời điểm hiện tại thì giáo xứ này là điểm đến tâm linh của hàng nghìn giáo dân và cũng là nơi hành lễ và tôn thờ thánh Đaminh cứu thế.
3. Tổ chức hoạt động của giáo xứ Sài Quất
Hiện nay mọi hoạt động của giáo xứ Sài Quất đều do cha xứ điều hành và có quyền lực cao nhất. Mọi sinh hoạt trong giáo xứ đều phải được diễn ra nề nếp, tuân thủ quy định chung và không làm những việc báng bổ đến thánh thần. Các hội đoàn Đaminh, hội Trung nữ, hội Gia trưởng, hội Hiền mẫu, ban Lễ sinh hay ban Kim nhạc đều có đầy đủ.
Tất cả giáo dân cùng với cha xứ hoạt động theo từng đoàn, từng thành viên ngày một sinh nhiều hoa trái nhờ ơn Nước Chúa. Ngôi nhà giáo lý chính trong giáo xứ Sài Quất được xây dựng trên nền mảnh đất Nhà thương của tổ tiên ngày xưa. Các lớp giáo lý, vun trồng cho chủng sinh vẫn diễn ra đều đặn để giữ gìn đức tin vào Chúa cho thế hệ tương lai.
4. Giờ lễ chính tại thánh đường giáo xứ
Mỗi một giáo xứ hoạt động trong giáo phận đều có những quy định riêng về giờ làm lễ. Giáo xứ Sài Quất có 3 ngày lễ chính là thứ 7, chủ nhật và ngày thứ 2, vào từng khung giờ khác nhau sẽ diễn ra những hoạt động khác nhau. Vào thứ 7 từ 16 giờ 30 là tiếng chuông báo vang lên, 17h30 tiến hành rước đoàn đồng tế ra nhà thờ để hành cử thánh lễ.
Giáo xứ Sài Quất tôn thờ thánh Đaminh cứu thế nên chỉ tiến hành những lễ liên quan đến ngài. Toàn bộ giáo dân sẽ cùng với Đaminh Trần Văn Thức làm lễ trang trọng và cầu nguyện cho bản thân và gia đình được sự bình yên. Lễ diễn ra trong khoảng vài tiếng, là hình thức thể hiện niềm tin yêu và tôn kính đối với vị thánh trong lòng mọi giáo dân.
5. Mục vụ được thực hiện ở giáo xứ
Cũng có cơ cấu hoạt động như mọi giáo xứ khác thì tại đây cha xứ sẽ tiến hành các buổi lễ, lớp đào tạo chủng sinh,..Điểm qua một số mục vụ điển hình đang được các giáo dân và cha xứ sinh hoạt tại đây:
- Học giáo lý: Đây là hoạt động thường niên vào mỗi buổi tối trong tuần với giáo dân ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Lớp thiếu nhi sẽ được bố trí vào ngày cuối tuần để thuận tiện cho chủng sinh theo học.
- Ban Ca đoàn: Tất cả những bài ca ngợi ơn Thánh, ơn Chúa đã ban phước cho muôn dân như: Thiện Chí, Thiếu nhi, Đa Minh, Tận Hiến, Kito Vua,…
- Hoạt động thiện nguyện tạo phước: giáo xứ luôn tìm hiểu và giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn hay tài trợ học phí cho học sinh nghèo,…
Qua những thông tin chi tiết trên bài viết bạn đọc hiểu hơn về lịch sử phát triển đầy gian nan của giáo xứ Sài Quất. Nguyện cầu cho những ai đang tin vào Thánh Đaminh, vào tôn giáo, vào Thiên Chúa luôn được bình an. Nếu có thêm thắc mắc về các kiến thức du học Mỹ trường công giáo, hãy liên hệ ngay với Du học ISA để được giải đáp nhé!