Giáo xứ An Nhơn và những điều không phải ai cũng biết

Giáo xứ An Nhơn là người ta nghĩ ngay đến một công trình công giáo được xây dựng rất bề thế tại quận Gò Vấp. Dưới đây là những thông tin hữu ích du học ISA muốn chia sẻ đến bạn
giao-xu-an-nhon-va-nhung-dieu-khong-phai-ai-cung-biet

Giáo xứ An Nhơn và những điều không phải ai cũng biết

Nhắc đến giáo xứ An Nhơn là người ta nghĩ ngay đến một công trình công giáo được xây dựng rất bề thế tại quận Gò Vấp, TP.HCM. Vậy bạn có biết tòa giáo xứ này có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời ra sao? Cơ cấu hoạt động và thời gian đóng, mở cửa của nhà thờ được quy định như thế nào? Đây cũng là những thông tin hữu ích mà Du học ISA muốn chia sẻ đến bạn ngay sau đây!

1. Lịch sử hình thành của giáo xứ An Nhơn

Giáo xứ An Nhơn là một trong những nhà thờ linh thiêng có lịch sử hình thành lâu đời bậc nhất thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó, tòa giáo xứ này đã trải qua rất nhiều giai đoạn thăng trầm như sau:

Giai đoạn khởi công từ năm 1965 đến năm 1969

Trước khi có được một diện mạo hoành tráng như ngày hôm nay, giáo xứ An Nhơn chỉ là một ngôi nhà nguyện 5 gian rộng 500m2 được khởi công xây dựng vào ngày 3 tháng 7 năm 1965. 5 tháng sau (tức ngày 8 tháng 12 năm 1965), ngôi nhà nguyện được hoàn công và đưa vào khánh thành làm phép.

Đến ngày 13 tháng 10 năm 1966, Cha Phêrô Trần Văn Thông được Tòa Tổng Giám Mục Sài Gòn cử về tiếp quản nhà nguyện và quản lý mọi hoạt động tại đây. Đây cũng là vị cha xứ đầu tiên của giáo xứ An Nhơn được nhiều người ghi nhớ cho đến ngày hôm nay.

Giai đoạn nâng cấp nhà nguyện lên giáo xứ từ năm 1969 đến năm 1976

Sau vài năm hoạt động, Tòa Tổng Giám Mục Sài Gòn quyết định nâng cấp nhà nguyện lên thành giáo xứ An Nhơn vào ngày 11 tháng 12 năm 1971. Theo đó, cha xứ Grêgôriô Trần Phương Phi được bổ nhiệm làm cha sở tiên khởi cho giáo xứ này.

Thời điểm này, giáo xứ đã bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Vì vậy, nhà đạo quyết định mua một dãy nhà của Caritas để xây trường học và cử hành thánh lễ. Đến ngày 21 tháng 11 năm 1970, Đức Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình đã chủ trì nghi thức đặt viên đá đầu tiên xây dựng nên khu thánh đường linh thiêng. 

Theo như kế hoạch thì thánh đường giáo xứ sẽ có chiều dài tầm 40m, rộng 13m và được thiết kế tháp chuông đi kèm cao 30m. Các hạng mục xây dựng được hoàn công vào ngày 11 tháng 12 năm 1971 giúp cho mọi hoạt động của giáo xứ dần dần đi vào quy củ.

Nhà nguyện được nâng cấp thành giáo xứ vào năm 1971
Nhà nguyện được nâng cấp thành giáo xứ vào năm 1971

Giai đoạn khó khăn từ năm 1976 đến năm 1983

Vào thời điểm này, miền Nam Việt Nam vừa mới thống nhất nên giáo xứ rơi vào tình cảnh cực kỳ khó khăn. Vì vậy, nơi đây thiếu đi các cha xứ trông coi và rất hạn chế giáo dân đến viếng thăm. 

Giai đoạn phục hồi từ năm 1983 đến năm 1999

Kể từ ngày 12 tháng 6 năm 1983, giáo xứ An Nhơn bước vào giai đoạn phục hồi khi cha Giuse Đinh Châu Trân được bổ nhiệm làm chánh xứ nơi đây. Đến năm 1990, cha xứ Đinh Châu Trân được bổ nhiệm làm bề trên giám tỉnh dòng Đaminh nhưng ngài vẫn hết sức chăm lo cho nhà thờ của mình. 

Vì vậy, ông đã tổ chức rất nhiều hoạt động có ý nghĩa cho các tu sĩ và cả các giáo dân tại An Nhơn. Ví dụ như cử tu sĩ đến dâng thánh lễ, tổ chức các lớp học dạy Giáo Lý, dạy đàn và dạy hát cho giáo dân. Ngoài ra, cha Đinh Châu Trân còn bổ nhiệm nhiều cha xứ khác hỗ trợ mình quản lý giáo đường khi cho xây dựng loạt công trình tiện ích như đài Thánh Phaolô Lê Văn Lộc và Martino De Porres,…

Giai đoạn hiện đại từ năm 2000 đến nay

Giáo xứ phát triển hưng thịnh cho đến ngày hôm nay
Giáo xứ phát triển hưng thịnh cho đến ngày hôm nay

Từ năm 2000 cho đến năm 2016, rất nhiều cha xứ đã được bổ nhiệm về quản lý giáo xứ An Nhơn, ví dụ như Đức Hồng Y TGM Gioan Bt. Phạm Minh Mẫn, Giuse Mai Văn Rự, cha Phaolô Nguyễn Quốc Hưng, cha phụ tá Giuse Cao Minh Triết và cha Vinh Sơn Nguyễn Thế Thủ,… Theo đó, tòa giáo xứ này được tổ chức hoạt động mạnh mẽ với rất nhiều các sự kiện mang tính nhân văn cao. Nơi đây ngày càng nhận được sự tín nhiệm của các giáo dân trong ngoài vùng.

2. Các hoạt động nổi bật của giáo xứ An Nhơn suốt thời gian qua

Ở thời điểm hiện tại, giáo xứ An Nhơn được đông đảo người dân Sài Gòn xem như là điểm đến lý tưởng để học tập và nuôi dưỡng đời sống tinh thần. Nơi đây thường xuyên diễn ra các hoạt động tôn giáo có ý nghĩa sâu sắc như sau:

  • Tổ chức các lớp học giáo lý cho các giáo dân muốn tìm hiểu kỹ lưỡng hơn về công giáo.
  • Đào tạo ca đoàn phục vụ các sự kiện lớn cho giáo xứ.
  • Tổ chức các buổi lễ cầu nguyện vào cuối tuần và những ngày lễ lớn.
  • Tổ chức hội thảo, trình diễn thánh ca ca ngợi đức chúa cho các giáo dân thưởng thức.
  • Thực thi bác ái bằng cách cho ra đời bếp ăn phục vụ người nghèo, nơi hỗ trợ bữa trưa chủ nhật miễn phí với 40 phần ăn một lần.
Giáo xứ thường xuyên tổ chức các buổi lễ cầu nguyện ý nghĩa cho giáo dân
Giáo xứ thường xuyên tổ chức các buổi lễ cầu nguyện ý nghĩa cho giáo dân

3. Danh sách các linh mục chánh xứ đã phục vụ tại giáo xứ An Nhơn

Kể từ khi được thành lập cho đến nay, giáo xứ An Nhơn đã nhận được sự đồng hành của rất nhiều chánh xứ trong đạo. Dưới đây là danh sách các linh mục tiêu biểu đã và đang được vinh danh tại tòa thánh này:

STTDanh sách linh mụcThời gian đương nhiệm
1Cha Phêrô Trần Văn Thông1965 – 1969
2Cha Grêgôriô Trần Phương Phi1969 – 1976
3Cha Giuse Đinh Châu Trân1983 – 1999
4Cha Giuse Phạm Trung Thu1999 – 2000
5Cha Giuse Mai Văn Rự2000 – 2009
6Cha Gioan Bt. Nguyễn Ngọc Tân2009 – 2010
7Cha Phaolô Nguyễn Quốc Hưng2010 – 2016
8Cha Vinh Sơn Nguyễn Thế Thủ2016  đến nay

4. Một số thông tin quan trọng khác cần biết về giáo xứ An Nhơn

Để hiểu rõ hơn về giáo xứ An Nhơn, bạn không thể bỏ qua một số thông tin quan trọng dưới đây:

Địa chỉ giáo xứ An Nhơn nằm ở đâu?

Toà giáo xứ nổi danh nằm tại quận Gò Vấp
Toà giáo xứ nổi danh nằm tại quận Gò Vấp

Địa chỉ chính xác của toà giáo xứ An Nhơn đặt tại số 153 Lê Hoàng Phái, phường 17, quận Gò Vấp, TP.HCM.

Cơ cấu tổ chức của giáo xứ An Nhơn

Hiện nay giáo xứ An Nhơn được quản lý bởi các linh mục chánh xứ, linh mục phó xứ và các tu sĩ xuất thân từ giáo xứ. Bên trong tòa thánh sứ được chia ra làm 4 giáo khu là: 

  • Giuse
  • Mân Côi
  • Phêrô
  • Têrêsa Hài Đồng Giêsu

Tại giáo xứ An Nhơn hiện có 5 ca đoàn được đặt tên lần lượt là Gia Trưởng, Cecilia, Hiển Linh, Emmanuel và Ấu. Song song đó còn có các hội đoàn và đoàn nhóm có đến vài chục thành viên. Tất cả các đoàn nhóm trên đều có sự hiệp thông và cộng tác ăn ý với nhau trong rất nhiều sự kiện diễn ra tại tòa thánh. 

Tính đến thời điểm hiện tại, giáo xứ An Nhơn đang quản lý gần 5.000 giáo dân. Nhờ cơ cấu tổ chức khoa học mà mọi hoạt động của giáo dân và tòa thánh đều được diễn ra một cách rất nề nếp.

Lịch lễ giáo xứ An Nhơn hiện nay

Hiện tại giáo xứ An Nhơn mở cửa phục vụ người dân đến hành lễ từ thứ hai đến chủ nhật hàng tuần. Tuy nhiên vào ngày thường và ngày cuối tuần, lịch lễ giáo xứ sẽ có sự khác biệt như sau: 

  • Ngày thường: Thánh lễ diễn ra vào lúc 4:45 và 18:00
  • Ngày chủ nhật: Thánh lễ diễn ra vào lúc 5:00, 7:00, 16:00 và 18:00 

Bạn có thể đến đây dâng lễ hoặc cầu nguyện vào các khung giờ quy định như trên. 

Như vậy, Du học ISA đã giới thiệu chi tiết về giáo xứ An Nhơn cho quý bạn đọc cùng nắm rõ. Qua những gì vừa tìm hiểu có thể thấy giáo xứ An Nhơn là một toà thánh linh thiêng mở ra rất nhiều trải nghiệm thú vị cho du khách xa gần. Vậy nên nếu có dịp, bạn hãy đến đây tham quan và tìm hiểu kỹ lưỡng hơn về giáo xứ nhé!

Trung tâm Tư vấn Du học ISA là nơi hỗ trợ tất tần tật các vấn đề về du học nói chung và du học Mỹ trường Công giáo nói riêng. Quý phụ huynh và các bạn học sinh có nhu cầu tìm hiểu thông tin về các trường Công giáo có thể liên hệ hotline 0938 938 748 hoặc 0901 823 132 hoặc để lại thông tin tại Du học ISA.

Tham gia cộng đồng du học để nhận nhiều thông tin bổ ích

Nếu bạn đang lên kế hoạch cho việc ôn luyện và chuẩn bị cho ước mơ du học thì cộng đồng du học sinh tương lai của ISA chính là nơi sẽ hỗ trợ đắc lực cho bạn. Tham gia ngay tại đây!
du-hoc-highschool-cong-dong-du-hoc-sinh
Go top
right arrow time clock pin e