Lễ Tro là gì? Cách xác định ngày lễ Tro hàng năm
Lễ Tro là một trong những ngày đặc biệt quan trọng với những tín đồ tôn giáo. Ngày lễ này các con chiên sẽ có dịp nhìn nhận lại bản thân, thấy được sự yếu hèn của mình và sửa lỗi tính cách nhờ sự ban ơn của Thiên Chúa. Vậy cụ thể Lễ Tro là gì? Lễ Tro kiêng gì? Cách xác định ngày lễ này như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể hơn về ngày lễ đặc biệt này trong bài viết hôm nay nhé!
1. Khái niệm lễ Tro là gì?
Lễ tro là tiếng Latin được dịch từ cụm từ Feria quarta cinerum. Đây là một trong những ngày đặc biệt của những người theo đạo Thiên Chúa Giáo, nguồn gốc từ thời Đức Giáo Hoàng Gre-go-ri-o.
Vào ngày này, các vị giám mục ở từng giáo sứ sẽ tiến hành nghi thức làm phép tro. Sau khi làm phép, tro sẽ được sử dụng để rắc lên đầu hoặc vẽ lên trán theo hình thánh giá cho các tín đồ. Mục đích để ban phép lành, cầu bình an cho giáo dân. Nhắn mọi người hãy ăn năn, sám hối, và nhớ mình chỉ là cát bụi và sẽ được thiên chúa gọi về trong tình yêu của Thiên Chúa. Lễ tro là ngày lễ khởi đầu cho mùa chay hàng năm của những người theo đạo Kito.
2. Lịch sử hình thành của ngày lễ Tro
Lịch sử hình thành của ngày lễ Tro khởi nguồn từ những ngày đầu của Kito giáo. Ban đầu, tro được sử dụng chủ yếu để rắc lên đầu những người bị phạm tội nặng như: chối bỏ đức tin, cướp của, giết người,…Những người này sẽ bị buộc tội công khai, mặc áo vải nhặm và phải nhận tro trước ngày thứ tư, Chúa Nhật tuần thứ nhất mùa chay.
Sau đó, đến thế kỷ thứ VIII, các tu sĩ, giám mục sẽ dùng tro để làm phép, ám chỉ mối liên hệ giữa sự sống và cái chết khiêm nhường trước mặt Thiên Chúa.
Ở đầu thế kỷ XI, Đức Giáo Hoàng thay mặt giáo dân, làm phép tro trước mặt cộng đoàn. Tất cả sẽ mặc áo nhặm, đi chân trần để bày tỏ sự ăn năn, hối lỗi của bản thân. Đến năm 1091, cộng đoàn người Nam Italia bắt đầu nghi lễ bỏ tro khắp nơi trong giáo hội. Vào ngày Chúa Nhật lễ lá năm trước, những cành lá được làm phép sẽ sử dụng để lấy tro trong ngày lễ tro năm sau. Kể từ đó đến nay, lễ tro vẫn được duy trì mỗi năm.
3. Ý nghĩa ngày lễ Tro là gì?
Ngày nay, lễ tro vẫn còn nguyên giá trị và được cộng đoàn giáo dân gìn giữ trong suốt chặng đường phát triển của giáo hội. Khi tham dự lễ tro, mọi người sẽ được rắc tro lên đầu và vẽ theo hình thánh giá. Nhắc mọi người nhớ đến nguồn cội của sự sống và cái chết. Quan niệm này được viết trong kinh thánh với trích dẫn như sau: “Ngươi sẽ phải đổ mồ hôi mới có bánh ăn, cho đến khi trở về với đất, vì từ đất, ngươi đã được lấy ra. Ngươi là bụi đất và sẽ trở về với bụi đất”.
Vào ngày lễ này, các tín đồ sẽ có dịp nhìn nhận lại bản thân, sám hối mọi tội đồ. Bộc lộ bản tính khiêm nhường và nhắc nhở về thân phận “cát bụi” của mình.
Theo những người theo đạo Thiên Chúa, tro mang ý nghĩa về cái chết khiêm tốn trước mặt Chúa. Do đó, các tu sĩ thường mong muốn khi chết được mặc áo nhặm, nằm trên đống tro. Đó được coi là một đặc ân.
Một số biểu hiện trong mùa Chay thường thấy là: áo lễ màu tím, không trưng bày hoa, không đọc kinh Vinh Danh, làm phép tro cho giáo dân.
4. Lễ Tro nên kiêng ăn gì?
Không có quy định cụ thể là vào mùa Chay nên ăn gì, không nên ăn gì? Tuy nhiên, Thiên Chúa nhấn mạnh đến tinh thần ăn chay tự nguyện, trích: “Khi các ngươi ăn chay thì chớ sầm mặt lại như bọn giả hình…còn ngươi ăn chay thì hãy xức dầu và mặt mày lau rửa..” Nghĩa là các tín phải ăn chay theo cách tự nguyện, khi ăn không được tỏ ra rầu rĩ, ủ não. Người mong muốn các môn đệ của mình phải hoan hỉ trong việc ăn chay.
Hiện nay, nhiều giáo phái Kito nhấn mạnh nhất trong việc ăn chay vào ngày đầu của tuần đầu tiên. Trong vòng 40 ngày của mùa chay chuẩn bị cho lễ phục sinh, các con chiên cần tu tâm, dưỡng tính, tránh phạm phải những điều răn của Chúa.
Trong số những quốc gia theo đạo Thiên Chúa, có nhiều người ăn chay từ hoàng hôn cho tới tối. Tuy nhiên, nhiều người theo đạo Kito ở phương Tây thường bỏ Mùa chay và chỉ thực hiện ở những ngày đầu. Theo đó, luật ăn chay và kiêng thịt được áp dụng như sau:
- Trẻ em từ 14-17 tuổi: Ăn chay kiêng thịt, các loại thực phẩm chế biến từ sữa.
- Người lớn: Ăn chay, không ăn thịt, trứng, hải sản, cá…
5. Lễ Tro được xác định như thế nào?
Thứ tư lễ Tro là lúc bắt đầu của mùa chay với 40 ngày thống hối. Cả cộng đoàn cùng hợp nhất, chờ đón màu nhiệm từ Đức Chúa Giê-su phục sinh.
Theo cộng đồng Nixea, Lễ Tro được tính theo lịch âm. Tính từ kỳ trăng tròn đầu tiên sau ngày 21/3 ngày Chúa Nhật đầu tiên là lễ Phục Sinh. Bắt đầu từ ngày lễ Phục Sinh của Chúa Nhật đầu tiên, đếm ngược về trước sáu tuần là Chúa Nhật đầu tiên Mùa Chay.
Trước đó 4 ngày là thứ tư lễ Tro. Năm 2023, dự tính ngày lễ tro rơi vào 22/2. Thông thường lễ Tro hay rơi vào những ngày cận tết Nguyên Đán cổ truyền.
Rất nhiều người thắc mắc “tại sao ngày lễ Lo thường mang tính buồn rầu lại được sắp vào ngày lễ tết”? Bởi các ngày lễ này thường được tính theo lịch âm, do đó việc dễ trùng và gần nhau có lẽ là sự tình cờ của của lịch sử. Tuy nhiên, dù thế nào đi chăng nữa thì cộng đoàn người công giáo vẫn coi ngày lễ Tro như ngày đặc biệt trong năm.
Họ cùng mong chờ sự Phục Sinh của Chúa Giê-su để được sám hối, ăn năn mọi tội lỗi của mình. Tất cả đều cùng nhau cầu nguyện cho sự bình an, may mắn trong niềm hoan hỉ của Chúa.
6. Những lưu ý khi tham gia Lễ Tro
Lễ Tro là ngày đặc biệt quan trọng của giáo hội, mỗi cộng đoàn đến tham gia thánh lễ cần sự nghiêm túc và một tinh thần biết nhìn nhận tội lỗi. Dưới đây là một số lưu ý khi tham gia Lễ Tro:
- Nếu là người công giáo thì không nên bỏ qua ngày lễ đặc biệt quan trọng này, trừ trường hợp không thể do bệnh tật, ốm đau…
- Hiện nay, tại nhiều nhà thờ lớn đã ứng dụng công nghệ thông tin vào nhiều hoạt động tín ngưỡng. Do đó lễ Tro có thể được quay trực tiếp để cộng đoàn ở xa có thể hợp thức cầu nguyện và sám hối.
- Khi tham gia thánh lễ cần biết nhìn nhận lại mọi tội lỗi, giữ cho tâm luôn được trong sáng.
- Tuyệt đối không nói tục, chửi bậy, gây ồn.
- Lễ tro là dịp để mọi người hiểu về ý nghĩa của câu nói “Hãy nhớ, con chỉ là bụi tro và sẽ trở về cùng bụi tro“. Từ đó, sống ăn năn, sám hối và khiêm nhường hơn, tránh mắc phải những sai lầm.
- Đây cũng là dịp để mọi người cùng nhau hợp thức cầu nguyện cho cộng đoàn, gia đình được bình an, hạnh phúc trong tình yêu của Chúa.
Lời kết
Lễ Tro là ngày lễ lớn của người công giáo. Vào những ngày này giám mục sẽ mặc áo tím để thi hành thánh lễ. Nếu bạn không phải là người tôn giáo cũng có thể ghé thăm để cùng cầu nguyện được an lành, loại bỏ những lo âu, hướng mình đến thiện lương hơn. Đừng quên theo dõi các bài viết của Du học ISA tại https://highschool.duhocisa.edu.vn/ để có thêm nhiều kiến thức bổ ích về văn hoá nhé!